Quang phổ quang học đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của vật lý hiện đại. Ngày nay, quang phổ quang học đã trở thành một phương pháp tiện ích đối với các nhà vật lý và các nhà thiên văn học đồng thời cũng rất phù hợp cho những nhà nghiên cứu hóa học, sinh học, kim loại và các nhà nghiên cứu khác.

Cách tử nhiễu xạ đóng vai trò là trung tâm của máy quang phổ, thiết bị duy nhất gắn liền với hiệu suất quang phổ. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng việc nghiên cứu và sản xuất cách tử nhiễu xạ chính là ưu thế hàng đầu của HORIBA Jobin Yvon và trên thế giới với rất ít các đối thủ cạnh tranh.

Với các trung tâm R&D đặt tại Edison (New Jersey, USA) và tại Longjumeau (Pháp, tại trung tâm Optics Valley Pháp), HORIBA Jobin Yvon có hơn 70 tiến sĩ, một lực lượng hùng hậu chuyên nghiên cứu sản xuất các cách tử nhiễu xạ và ứng dụng của chúng trong quang học quang phổ. HORIBA Jobin Yvon kết hợp với các trung tâm R& D Kyoto – cùng tập đoàn và đặc biệt là dự án “Optical Frontier”  nghiên cứu về hệ thống nano. Mỗi năm, đội ngũ R&D của HORIBA Jobin Yvon được cấp hơn 10 bằng sáng chế cho các nghiên cứu của mình.

Để sản xuất các cách tử với chất lượng tốt nhất, HORIBA Jobin Yvon có các phòng sạch được trang bị máy móc và hệ thống tiếp xúc 3 chiều, với công nghệ đo lường tiên tiến không ngừng cải thiện quy trình sản xuất (kính hiển vi lực nguyên tử, máy đơn sắc độ phân giải siêu cao, các thiết bị đo hiệu suất, đo phân cực ellip…). Kiểm tra chân không tại nhà máy, các thiết bị quang khắc ion ... cũng góp phần kiểm soát chất lượng cách tử một cách tốt nhất.

Cấu trúc cách tử bị ảnh hưởng lớn bởi chất lượng chất nền - yêu cầu độ bóng cao, độ nhám giảm xuống còn 2 Å - cần thiết cho các ứng dụng tiên tiến. Phòng thí nghiệm hóa học chuyên dụng để hoàn thiện cách tử -  kỹ thuật cốt lõi của HORIBA Jobin Yvon, cải thiện các định nghĩa về cảm quang, quy trình làm sạch, phát triển các giải pháp mới như công nghệ khắc tinh thể và ép phun.  

Ngoài các cách tử, các thiết kế cơ quang học của các máy đơn sắc và các máy quang phổ nổi tiếng của HORIBA Jobin Yvon sử dụng các công cụ hỗ trợ bằng máy tính để nâng cao hiệu suất và khả năng truy suất nguồn gốc kết quả. Nhóm nghiên cứu quang học của Jobin Yvon sử dụng một số gói phần mềm tính toán quang học và hệ thống thiết kế CAD trợ giúp bằng máy tính đời mới vẽ 3D ProEngineer cho cả ứng dụng cơ học và điện tử, cùng với  Mentor Graphs cho việc thiết kế linh kiện điện tử.

Các detector CCD đã được khách hàng tin cậy  nhờ vào sự linh hoạt và lợi thế về giá cả. Trung tâm kỹ năng điện tử của HORIBA Jobin Yvon đi đầu trong việc sử dụng công nghệ CCD cho quang phổ quang học, chế tạo ra các camera hiệu suất lượng tử cao chọn xung cực nhanh.

Và, phát triển phần mềm đã trở thành một công nghệ chủ yếu của HORIBA Jobin Yvon nhằm khai thác tối đa tiềm năng về thao tác dữ liệu kỹ thuật số, từ các cơ sở dữ liệu tới MMI, thông qua các thuật toán tiên tiến để nâng cao tín hiệu, phát hiện nhiều biến hoặc số liệu hóa giải thích.

Phương châm hoạt động của HORIBA Jobin Yvon:

  • Trung thực và thống nhất
  • Làm việc đúng cam kết với khách hàng
  • Tôn trọng và lắng nghe ý kiến khách hàng
  • Nhiệt huyết và tinh thần đồng đội
  • Sáng kiến – đổi mới
  • Vui vẻ và thoải mái

Lịch sử của Horiba Jobin Yvon

  • Năm 1819: được sáng lập bởi J.B. Soleil cùng với các nhà vật lý nổi tiếng như Fresnel, Arago, Resgnault, Babinet
  • Năm 1893-1923: Amedee Jobin, sau đó được Gustave Yvon mua lại công ty và đổi tên thành A. Jobin & G.Yvon vào năm 1923.
  • Năm 1973: Thiết lập chi nhánh tại Edison (New Jersey)
  • Năm 1974: Thành lập Instruments S.A
  • Năm 1976: Thành lập chi nhánh tại Munich
  • Năm 1988: Thành lập chi nhánh tại Ý và Anh (Milan và London)
  • Năm 1988 – 1996: Mua SPEX (Mỹ), Dilor và Sofie (Pháp)
  • Năm 1997: Jobin Yvon gia nhập Tập đoàn HORIBA
  • Năm 1998: Thu mua Atago Bussan Co. (Nhật Bản)
  • Năm 2000-2001: Mở văn phòng tại Villeneuve d’Ascq và Chilly Mazarin
  • Năm 2002-2003: Mua Philips Ellipsometry (Đức) & IBH (Scotland)
  • Năm 2004: Jobin Yvon trở thành HORIBA Jobin Yvon

Các thành tựu kỹ thuật quan trọng:

  • Năm 1963: Sản xuất thành công cách tử nhiễu xạ đầu tiên tại Châu Âu
  • Năm 1967: Sản xuất cách tử 3 chiều đầu tiên để tung ra thị trường và nhận được nhiều bằng sáng chế.
  • Năm 1976: Sản xuất vi đầu đo Raman đầu tiên: Mole
  • Năm 1977: Sản xuất máy quang phổ phát xạ ICP OES đầu tiên
  • Năm 1982: Giành giải thưởng “IR100” về việc chế tạo ra máy quang phổ ICP OES
  • Năm 1983: Sản xuất và thương mại hóa cách tử 3 chiều khắc ion (hợp tác với LURE)
  • Năm 1989: Tung ra thị trường sản phẩm phân tích phân cực ellip điều biến pha đầu tiên (được cấp bằng sáng chế Ecole Polytechnique – Anvar – CNRS) và giành giải thưởng Yves Rocard do Hội Vật lý Pháp trao tặng vào năm 1992.
  • Năm 1998: ICP OES “Ultima” giành giải Editor cho Sản phẩm mới tốt nhất tại Pittcon.
  • Năm 2001: Jobin Yvon nhận Giải thưởng danh tiếng NASA về việc cung cấp cách tử cho Cosmic Origin Spectrograph.
  • Năm 2002: Ra mắt máy quang phổ Raman đầu tiên trên thế giới có chức năng FTIR và đo phổ Raman. Giành giải thưởng Editor cho Sản phẩm mới tốt nhất tại Pittcon.
  • Năm 2006: Được NASA trao giải “JPL Award”  (Jet Propulsion Lab) về cách tử nhiễu xạ có chất lượng đặc biệt cho OCO (Quan sát carbon quỹ đạo)

Các bài khác