Ngày 14/7/2015, tàu thăm dò NEW HORIZONS đã bay qua và gửi hình ảnh của hành tinh Sao Diêm Vương và vệ tinh Charon của nó, tiết lộ những thông tin về địa chất, bề mặt và khí quyển. Tàu thăm dò New HORIZONS được trang bị 7 thiết bị khoa học: 03 thiết bị quang học bao gồm máy quang phổ ALICE, 02 detector plasma, 1 cảm biến gió mặt trời và bức xạ kế. Tàu thăm dò được phóng ngày 19/01/2006 từ Florida và tới gần được Hành Tinh Lùn (Sao Diêm Vương) ngày 14/7.

Các hình ảnh về núi cho thấy các hoạt động địa chất diễn ra cách đây gần 100 triệu năm. Các vùng băng carbon monoxide, metan, nitơ đã được phát hiện. Bầu khí quyển của Sao Diêm Vương chủ yếu là Nitơ. Tuy nhiên, khối lượng nhỏ của Sao Diêm Vương cho phép hàng trăm tấn nitơ trong khí quyển di chuyển vào không gian khiến các nhà khoa học phải cố gắng để trả lời câu hỏi: Tất cả các khí Nitơ từ đâu mà có?

Tàu thăm dò New HORIZONS được trang bị 7 thiết bị khoa học: 03 thiết bị quang học bao gồm máy quang phổ ALICE, 02 detector plasma, 1 cảm biến gió mặt trời và bức xạ kế. Tàu thăm dò được phóng ngày 19/01/2006 từ Florida và tới gần được Hành Tinh Lùn (Sao Diêm Vương) ngày 14/7.

Máy quang phổ ALICE hoạt động trong dải tia cực tím ((500.1800 Å) và được trang bị cách tử nhiễu xạ của HORIBA Jobin Yvon. Đây là máy quang phổ có khối lượng nhẹ (4,5kg) với công suất thấp (4,4Watts) do SWRI (Viện Nghiên cứu Tây Nam) chế tạo ra để nghiên cứu bầu khí quyển: xác định các hợp chất nguyên tử, phân tử và độ phong phú tương đối của chúng.

Bộ phận quang học quan trọng của máy quang phổ ALICE chính là cách tử nhiễu xạ hình xuyến ba chiều do HORIBA Jobin Yvon sản xuất vào năm 2005. Sự phát triển của loại cách tử này là kết quả của sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Tây Nam ở Mỹ và đội ngũ kỹ sư của HORIBA Jobin Yvon.

Cách tử nhiễu xạ của máy quang phổ ALICE có mật độ rãnh 1.600gr/mm được chế tạo trên nền vật liệu kim loại để giảm thiểu trọng lượng, được tối ưu hóa để hoạt động trong máy quang phổ hình ảnh loại Rowland Circle. Nhờ quá trình ghi lại hình ảnh 3 chiều và lặp lại hình ảnh không gian (TRL9), cách tử ALICE đã hiển thị ánh sáng lạc thấp và không có bóng mờ. Vùng hoạt động của cách tử là 35mm theo hướng tán xạ 20mm trong kích thước không gian. Máy quang phổ sử dụng trật tự tán xạ đầu tiên thông qua toàn dải phổ giữa 70nm-205nm. Độ phân giải phổ được đo từ 0.98 và 1.25nm với công suất phân giải phổ 55-200.

ALICE là máy quang phổ giống loại tàu Rosetta của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu sử dụng, đang bay quanh sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.

Sau 10 năm tồn tại và hơn 9 năm hoạt động trong vũ trụ với tàu thăm dò NEW HORIZONS, cách tử ALICE vẫn duy trì được hiệu năng cao như lúc ban đầu và tiếp tục lại lại những khám phá đặc biệt cho cộng đồng nghiên cứu khoa học.

HORIBA Jobin Yvon SAS là một phần của HORIBA Scientific (HORIBA Group), nhà cung cấp hàng đầu thế giới các thiết bị quang phổ, phân tích và các thiết bị quang học nhiễu xạ dùng trong nghiên cứu và công nghiệp.

HORIBA Jobin Yvon thiết kế, sản xuất và kiểm nghiệm các loại cách tử nhiễu xạ cho các ứng dụng laser, vũ trụ và synchrotron. HORIBA Jobin Yvon được lựa chọn và tham gia vào một số hoạt động lớn của NASA hay ESA nhờ danh tiếng trong việc tạo ra các loại cách tử nhiễu xạ hiệu năng cao cho máy quang phổ.


Các tin khác